TÁC DỤNG CỦA ĐẬU BẮP VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Đậu bắp là một loại thực phẩm quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai biết những tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về những công dụng tuyệt vời của loại “thần dược” này, giúp bạn vận dụng hiệu quả loại thực phẩm này trong điều trị bệnh tiểu đường.

1, Nguyên nhân bệnh tiểu đường


Những yếu tố, nguyên nhân bệnh tiểu đường được xác định theo từng loại bệnh:
Đối với bệnh tiểu đường loại 1 thì nguyên nhân chính gây bệnh là do tụy không tiết đủ insulin hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, dẫn đến cơ thể thiếu hụt lượng insulin cần thiết, làm tăng đường huyết và tiểu đường.
Đối với bệnh tiểu đường loại 2: được coi là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa đường(glucoz) trong cơ thể làm cho cơ thể tạo lên 1 sức đề kháng đối với insulin.
Đối với bệnh tiểu đường do thai nghén: đây là thể bệnh chiếm tỷ lệ ít nhất trong các nhóm bệnh tiểu đường và được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ và có nhiều khả năng biến chứng thành bệnh tiểu đường loại 2.

2.Tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường

Xuất thân từ vùng đất huyền bí Ai Cập ở thế kỷ 12 trước Công nguyên, cây đậu bắp đã chu du đến nhiều vùng đất thông qua những cuộc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Tiếp đó, sự khan hiếm hạt cà phê trong suốt Thế chiến II đã gián tiếp thay đổi vai trò của đậu bắp trong đời sống khi nó trở thành một sự thay thế dễ chấp nhận.

Và cũng nhờ sự cố trên, đậu bắp đã vượt ra biên giới của một vùng đất để có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Và trên hết, giá trị dinh dưỡng tuyệt vời chính của đậu bắp là nhân tố giúp nó tồn tại và được yêu thích qua bao nhiêu thế kỷ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau củ quả nói chung, đặc biệt là các vi chất như: calci, kali, magie, folate, vitamin A, vitamin C, acid alpha-linolenic… Những vitamin này giúp “nâng cấp” sức khỏe tương đối toàn diện.
Protein trong hạt đậu bắp được đánh giá là loại protein hạng nhất trong các loại rau củ. Chưa kể, đậu bắp còn chứa rất nhiều amino acid thiết yếu cho cơ thể như tryptophan giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon... Cysteine – loại acid amin có thể phối hợp với những sinh tố C, E và chất selenium có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp.
Với những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời kể trên, những tác dụng của đậu bắp với tiểu đường là rất lớn. Các nhà nghiên cứu đã xác định được liều dùng từ 10g đến 40g trên 1kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết. Đồng thời qua so sánh với insulin, công dụng của đậu bắp không bằng insulin, và không có tác dụng hạ giảm đột ngột như insulin nhưng giúp lượng đường huyết ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.

Cách dùng đậu bắp điều trị bệnh tiểu đường

Cách 1
Dùng hai quả đậu bắp, cắt bỏ một ít ở khúc đầu và khúc đuôi, sau đó cắt đôi theo chiều dọc, tiếp theo ngâm vào một ly nước uống nguội, đậy kín, để qua đêm. Vào hôm sau trước khi ăn sáng, vớt bỏ 2 quả đậu bắp, uống hết phần nước ngâm. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 2 tuần.

Cách 2

Cho 50g lá ổi non, 100g lá sa kê tươi , 100g đậu bắp vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ và uống mỗi ngày thay cho nước lọc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến