Cách chữa bệnh hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể con người, tạo ra các rối loạn trong cơ thể và vận động của con người, ảnh hưởng sức khoẻ, bệnh nặng còn dẫn tới gây hôn mê rồi tử vong nhanh chóng.

Triệu chứng bệnh hạ đường huyết

Triệu chứng chung của bệnh hạ đường huyết là người bệnh cảm giác bồn chồn lo lắng, đói, mệt mỏi, vã mồ hôi dù thời tiết đang lạnh, chóng mặt, tay chân run,và mặt tái nhợt.

Đường là nguồn nặng lượng chính giúp cơ thể hoạt động và là chất dinh dưỡng chính nuôi tế bào não và hồng cầu. Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9-6,4 mmol/lít). Trong khi lượng đường huyết an toàn lúc đói là 80mg/dl – 120mg/dl.Tụt đường huyết có thể gây ra khó tập trung, chóng mặt. Nếu không được chữa trị kịp thời, để lượng đường giảm xuống dưới 10mg/dl sẽ gây ra hôn mê.

Nguyên nhân gây bệnh hạ đường huyết

Nguyên nhân của chứng bệnh hạ đường huyết chính là khi lượng đường trong máu quá thấp. Bộ não sử dụng rất nhiều năng lượng và cần glucose để hoạt động. Bởi vì não không thể lưu trữ hoặc sản xuất glucose, nó cần một nguồn cung cấp liên tục. Chính vì do tế bào não không được cung cấp đủ glucose khiến người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn thần kinh, nhầm lẫn, hành phi phi lý, mất định hướng, đau đầu, động kinh co giật.


Ngoài ra còn do chế độ dinh dưỡng như ăn không đủ, bỏ bữa ăn, ăn quá ít như sau:

– Ăn không đúng bữa (ăn muộn hơn giờ ăn bình thường) hoặc bỏ bữa (đặc biệt là bữa ăn sáng).

– Bỏ bữa ăn vì có cảm giác no bụng và do quên.

– Ăn không đủ lượng các loại tinh bột.

– Hạ đường huyết do nhịn đói lâu ngày.

– Lạm dụng rượu bia 

- Và cũng có thể do bệnh khác như rối loạn thận có thể làm giảm lượng đường trong máu

Hiện nay có 2 cách chữa bệnh hạ đường huyết đó là: 

- Điều trị ban đầu bằng nâng cao độ đường trong máu dựa theo triệu chứng ban đầu.

- Sau đó điều trị nguyên nhân gây ra hạ đường huyết, để ngăn chặn nó tái diễn.

Cách chữa bệnh hạ đường huyết dựa theo các triệu chứng ban đầu thường có thể được điều trị bằng dùng đường, chẳng hạn như ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc ăn loại quả ngọt như vải, nhãn, ….hoặc dùng thuốc đường để nâng mức đường trong máu. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, làm suy yếu khả năng dùng đường bằng miệng, có thể cần glucose đường tĩnh mạch hoặc tiêm glucagon. 


Điều trị nguyên nhân gây ra hạ đường huyết

Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, điều trị có thể bao gồm:

Thuốc. Nếu thuốc là nguyên nhân gây hạ đường huyết, bác sĩ có thể sẽ đề nghị thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.

Do khối u. Khối u trong tuyến tụy được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ. Khối u tụy phì đại các tế bào tuyến tụy làm tăng insulin, thường điều trị bằng cách loại bỏ một phần tuyến tụy.

Tuy nhiên việc tiêm isulin có rất nhiều tác dụng phụ. Insulin không thể phục hồi được chức năng của tuyến tụy và nó giúp tăng tuổi già của cơ quan.

Tuy nhiên phòng còn hơn chữa bệnh, các bạn hãy tự bảo vệ bản thân mình trước khi quá muộn bằng cách không nhịn đói hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mạnh. Đặc biệt, không được bỏ bữa sáng nhất là người già, trẻ em, những người có bệnh mãn tính, cơ thể yếu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kèm sản phẩm Tiểu đường hoàn - Thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị tiểu đường để giúp ổn định đường huyết, giảm nồng độ cholesterol sau liệu trình 5-7 ngày.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến